Nội dung Gặp_nhau_cuối_năm

Gặp nhau cuối năm - Táo quân (2003 - 2019)

Dựa theo truyền thuyết Táo quân về trời, thông qua buổi chầu, nơi các Táo báo cáo với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm được trong suốt 1 năm qua, Gặp nhau cuối năm tập trung vào phán ảnh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm trong năm vừa qua, thuộc các lĩnh vực trong đời sống như xã hội, kinh tế, văn hóa, giao thông, y tế, thể thao, khoa học kĩ thuật... một cách hài hước (không bao gồm chính trị, tôn giáo, quốc phòng, an ninh). Cách thể hiện là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch xen lẫn với các điệu dân ca cải lương, chèo và nhiều bài nhạc chế.

Các định dạng của chương trình thay đổi trong một số năm, cụ thể định dạng của chương trình được phỏng theo 1 chương trình truyền hình nào đó. Trong năm 2009, Hoa Táo, 1 cuộc thi sắc đẹp cho các Táo đã được trình bày, dựa trên format cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Năm 2011, chương trình đã được đặt tên là Táo Idol, dựa theo format của chương trình Thần tượng Âm nhạc Việt Nam, đến cuối vở diễn lại có sự xuất hiện của chương trình Thiên Đình Next Top Táo (dựa trên chương trình Vietnam's Next Top Model) Năm 2013, chương trình dựa theo format của Giọng hát Việt với 4 chiếc ghế quen thuộc nên chỉ có 4 Táo lên chầu cho phù hợp. Đến năm 2015, tiếp tục có 1 trò chơi truyền hình được dựng lại: "Ai là trợ lý", dựa trên định dạng của chương trình Ai là triệu phú. Đến cuối vở diễn, có sự xuất hiện của chương trình hài kịch Ơn giời, cậu đây rồi!, được dựng thành Ơn giời, Táo đây rồi!. Năm 2016, Vòng quay tham nhũng, 1 cuộc thi tìm ra những táo tham nhũng đã được trình bày dựa trên trò chơi Chiếc nón kỳ diệu. Năm 2018, kỷ niệm 15 năm Táo Quân, có 6 Táo lên chầu nhưng phần báo cáo đã được bỏ. Thay vào đó là 2 trò chơi: Catwalk và Giành ghế.

Gặp nhau cuối năm (2020)

Với một format hoàn toàn mới, Gặp nhau cuối năm Xuân Canh Tý 2020 hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều bất ngờ thú vị cũng những tiếng cười hài hước mà không kém phần ý nghĩa. Chương trình Gặp nhau cuối năm 2020 dẫn dắt khán giả đến với câu chuyện của làng Vũ Đại thời hội nhập. Ở đó, dân làng là những nhân vật quen thuộc bước ra từ các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục phổ thông, hay điển tích sân khấu như lão Hạc, Thị Màu, Thị Nở, Chí Phèo, Xuân “tóc đỏ”, bà Phó Đoan, Mõ... Họ mong muốn phát triển du lịch để làm kinh tế, thay đổi diện mạo cuộc sống, con người ở làng quê… Gặp nhau cuối năm 2020 không “tổng kết” một năm qua với những vấn đề nóng của xã hội như Táo quân mà chỉ “đá qua” một cách nhẹ nhàng một số vấn đề dân sinh như: nước sinh hoạt nhiễm bẩn, bụi mịn, chậm tiến độ thi công đường sắt trên cao, thịt heo tăng giá... Phần xuất hiện của “ông hoàng truyền thông” gợi nhắc đến hình ảnh của bà Nguyễn Thị Tân, chủ nhân kênh Bà Tân Vlog, cũng như đề cập đến những vấn đề từ chiêu trò bán hàng online, đến truyền thông bẩn “sốc - sex - sến”…[4]

Những nhân vật trong phiên bản mới của Gặp nhau cuối năm vẫn do những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc thể hiện như Nghệ sĩ Quốc Khánh, Chí Trung, Tự Long, Quang Thắng, Xuân Bắc,... Ngoài ra còn có sự góp mặt của nghệ sĩ Thanh Thanh HiềnXuân Hinh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gặp_nhau_cuối_năm http://baodatviet.vn/van-hoa/tin-tuc-giai-tri/tao-... http://vietnammoi.vn/tao-quan-2017-lam-dung-qua-nh... http://vtv.vn/Article/Get/Se-phat-hanh-Gap-nhau-cu... https://www.doisongphapluat.com/cong-dong-mang/ngu... https://www.doisongphapluat.com/giai-tri/truyen-hi... https://thanhnien.vn/van-hoa/gap-nhau-cuoi-nam-bi-... https://tuoitre.vn/chinh-thuc-gui-van-ban-phan-doi... https://tuoitre.vn/tao-quan-chen-quang-cao-hay-qua... https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/truyen-hinh/gap-... https://vtv.vn/goc-khan-gia/chinh-thuc-tao-quan-ng...